Bệnh Rớt Võng Mạc Và Khả Năng Mù Lòa

Tác giả: Bác Sĩ Nhãn Khoa Chánh Ngô
Unit 22, 1300 Finch Ave West. Toronto, Ontario M3J 3K2.
Phone: 647-349-8899
Website: www.drcngo.com Email: info@drcngo.com

Lời người viết: Một em học sinh nam 12 tuổi đi học ở trường bị bạn cùng lớp đánh vào mắt phải. Em cảm thấy mắt bị mờ đi nhưng em cứ nghỉ là một vài ngày rồi mắt sẽ sáng lại như bình thường. Phần vì em sợ ba mẹ la rầy nên em giấu ba mẹ. Thời gian qua mau, mắt em quá mờ nên em nói với mẹ cho em đi bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra thị giác nhưng đã quá trể, vì võng mạc của em đã bị rớt ra và không còn khả năng cứu chữa được nữa. Và như vậy là em học sinh phải sống hết quảng đời còn lại với một mắt duy nhất.

Cấu tạo của võng mạc: Võng mạc là một lớp tế bào rất mỏng phía sau mắt. Những tế bào này có khả năng tiếp nhận ánh sáng và từ đó giúp chúng ta nhìn thấy các vật thể trước mắt chúng ta. Tuy nhiên, võng mạc chỉ được dính vào phần sau của mắt chỉ ở 3 chổ duy nhất mà thôi. Đó là ở vị trí dĩa thị giác, và ở vị trí cơ (ciliary) và mong manh nhất ở tâm thị. Do đó võng mạc dính với phần sau của mắt rong mong manh, rất dể rớt ra, đặc biệt là ở vị trí trên nótc (trần) cúa mắt. May mắn là trong cấu tạo của mắt chất dịch nhờn ở bên khoang trong của mắt (sềnh sệch giống như lòng trắng của trứng gà) tạo ra sức nén, ép võng mạc lên vách sau của mắt, và chính vì vậy mà võng mạc của chúng ta dính vào phần sau của mắt tốt hơn. Vậy nguy cơ nào làm rớt võng mạc:

  1. Chấn thương ở mắt do bị đánh, bị té ngả, bị tai nạn hay bi va chạm vân vân là nguy cơ chính làm rớt võng mạc ở mọi lứa tuổi ở mọi giới tính. Tùy theo vị trí của nơi võng mạc bị rớt ra, nạn nhân có thể bị mất thị giác một phần hay toàn phần của mắt.
  2. Bị xuất huyết ở võng mạc trong những người có bệnh sử tiểu đường chẳng han. Tùy theo mức độ xuất huyết nhiều hay ít mà khả năng rớt võng mạc nhiều hay ít. Một lần nửa đây là một khả năng làm rớt võng mạc một phần hay toàn phần.
  3. Vì tuổi tác: Người càng cao tuổi thì chất dịch nhờn ở khoang trong của mắt sẽ co lại và sức nén của võng mạc lên mặt sau của mắt sẽ yếu đi. Đây là một nguyên nhân chính gây ra rớt võng mạc ở những vị cao niên.
  4. Vì những lý do khác như bị ung thư mắt, khi các khối u lớn nhô lên làm võng mạc mất khả năng bám vào phần sau của mắt.

Triệu chứng nguy hiểm của bệnh rớt võng mạc mọi người cần chú ý:

  1. Mất thị giác hoặc mờ mắt
  2. Nhìn lên bầu trời và bạn thấy rất nhiều đốm đen trước mắt, nhiều người nhầm tưởng ruồi bay trước mắt
  3. Bạn thấy một quầng đen ở trước mắt như một lổ hổng và bạn không thể thấy những gì trong vùng đó.
  4. Bạn thấy một tấm màn treo lơ lững trước mắt bạn hoặc bạn nhìn thấy một mạng nhện hay một vòng tròn treo lơ lững trước mắt bạn

Cách giải quyết và điều trị : Nếu bạn có những triệu chứng trên, xin hãy đến gặp một bác sĩ nhãn khoa gần nhất và yêu cầu được khám mắt ngay lập tức. Nếu để lâu thì khả năng mù lòa sẽ càng cao, vì nếu võng mạc được vá lại trong vòng 24 giờ đồng hồ thì sẽ giảm thiểu được mù lòa .   Việc điều trị rớt võng mạc tùy theo vị trí và mức độ của vùng võng mạc bị rớt. Nếu ở vị trí trên sàn và mức độ thấp, thì võng mạc có thể vá lại bằng tia laser . Nếu võng mạc bị rớt ở trên trần của mắt và vùng bị rớt quá lớn thì chuyện mổ xẻ không thể nào tránh khỏi. Kết luận : Đây là một chứng bệnh rất nguy hiểm vì khả năng mù lòa rất cao. Quý vị nên lưu tâm và bảo vệ tối đa đôi mắt quý báu của mình. Nên giảm thiểu các sự va chạm, chấn thương ở mắt. Khám mắt định kỳ và nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào mà chúng tôi đã nói ở trên đây, xin đừng chần chừ, xin hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa của bạn ngay. Có khi bạn tránh được mù lòa trong khoảnh khắc nếu đúng lúc . Xin hết.

© 2014-2017 Dr. Chanh Ngo. All rights reserved.