Các Chứng Rối Loạn Thị Giác Và Cách Chửa Trị

Tác giả: Bác Sĩ Nhãn Khoa Chánh Ngô
Unit 22, 1300 Finch Ave West. Toronto, Ontario M3J 3K2.
Phone: 647-349-8899
Web: www.drcngo.com Email: info@drcngo.com

1) Cận thị: Người bị cận thị sẽ thấy các vật thể ở gần rất rỏ nhưng những vật thể ở xa sẽ rất mờ hay lòa. Triệu chứng rất rỏ khi lái xe, nhìn xa vân vân. Để giải quyết vấn đề này, người cận thị có khuynh hướng đến gần có khi rất gần những gì họ muốn thấy. Kiếng cận sẽ là giải pháp duy nhất cho vấn đề này.  

2) Viễn thị: Trái ngược với người bị cận thị, người bị viễn thị sẽ thấy các vật thể ở xa rất rỏ, nhưng những vật thể ở gần có thể rất mờ hoặc không thấy gì hết. Người mắc chứng viển thị bẩm sinh rất khó nhận ra là mình có bệnh này trừ khi đi đến khám mắt với bác sĩ nhãn khoa của họ. Thông thường khi còn trẻ thì cơ hoành ở mắt có thể cố gắng điều tiết một phần nào giúp người bệnh nhìn gần. Nhưng theo thời gian, khả năng điều tiết sẽ kém đi và lúc này dấu hiệu của bệnh sẻ trở nên trầm trọng và rỏ rệt nhất.   Triệu chứng thông thường của bệnh này là nhức đầu khi đọc sách báo hoặc chăm chú nhìn những vật ở gần, không thích đọc sách báo, buồn ngủ hay hoa mắt khi nhìn những vật ở gần. Cách chữa trị duy nhất là kính viễn thị và thường xuyên nghỉ giải lao nếu phải chăm chú làm việc ở quá gần.

3) Loạn thị: Người bị loạn thị thì thị giác sẽ bị mờ dù nhìn xa hay nhìn gần. Vì cấu tạo của mắt của những bệnh nhân này không tròn đều mà một trục lại dài hơn trục còn lại (hình ovan). Trong trường hợp này kính đeo phải vừa có độ tròn và độ trụ để giúp bệnh nhân hội tụ và nhìn vào vật thể rỏ hơn.

4) Lão thị: Thông thường những người mắc bệnh này ở độ tuổi trên 40. Cơ hoành trong mắt của những người này không còn khả năng điều tiết để nhìn gần được nữa . Chính vì vậy họ thường đưa sách báo ra thật xa để đọc. Cách chữa trị duy nhất là kính để nhìn xa và kính khác để nhìn gần, hoặc là kính đa tròng.

5) Các triệu chứng khác: Mắt kém khả năng điều tiết. Đây là một nguyên nhân chính gây ra sự nhức đầu ở một số trẻ nhỏ và học tập sút kém do thị giác bị rối loạn.   Nói tóm lại là nên kiểm tra sức khỏe đôi mắt theo định kỳ. Ở mổi lần khám bác sĩ nhãn khoa đều có đo khúc côn xạ và đo độ của mắt để điều chỉnh độ của kính cho thích hợp với sự thay đổi độ theo thời gian và để cho mắt ở trong tình trạng tốt nhất.   Xin lưu ý là rất nhiều bậc phụ huynh người Việt có quan niệm sai lầm là đeo mắt kiếng sẽ làm mắt yếu đi, dù là con em họ có bị cận thị, viễn thị hay loạn thị . Các bậc phụ huynh thường ngăn cản không cho con em của họ mang kiếng thường xuyên. Xin quý vị phụ huynh hãy nhớ là thị giác kém và nhức đầu thường xuyên là một nguyên nhân chính dẩn đến sự sa sút trong việc học tập của các cháu. Có khi nó ảnh hưởng đến cả một tương lai và cuộc đời của con em quý vị.

Xin hết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

 

© 2014-2017 Dr. Chanh Ngo. All rights reserved.